Checklist công việc cho người mới quản trị website

Checklist công việc cho người mới quản trị website

Dù bạn tự học quản trị website online hay đang “tầm sư học đạo” từ bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, hoặc thậm chí còn chưa biết quản trị website là làm gì, thì cũng hãy “note” những checklist hữu ích này để không bỏ lỡ bước nào trong quá trình quản trị website nhé!

Checklist công việc cho người mới quản trị website

Checklist công việc cho người mới quản trị website

 

1. Công việc hằng ngày:

- Backup website: Bước dự phòng này giúp bạn nhanh chóng khôi phục trạng thái website trong trường hợp web hay hosting gặp sự cố. Tốt nhất là bạn nên lưu trữ offline file Wordpress lẫn dữ liệu mỗi ngày.

- Quản lý uptime: Downtime là cơn ác mộng đối với sales cũng như conversion. Bạn có thể đăng ký các công cụ checking trực tuyến miễn phí để nhận thông báo khi website bị downtime. Nếu tình trạng downtime thường xuyên diễn ra, bạn nên cân nhắc nâng cấp hosting hoặc chọn công ty hosting khác.

- Báo cáo bảo mật: Các rủi ro bảo mật và phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, đòi hỏi bạn cần phải cảnh giác để tránh nguy cơ lây nhiễm các mã độc này

 

2. Công việc hằng tuần:

- Kiểm tra Wordpress, theme, cập nhật plugin: Hãy cập nhật những thay đổi mới nhất từ nền tảng để bảo vệ website khỏi nguy cơ rò rỉ bảo mật.

- Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt: Kiểm tra website không bị lỗi layout hay format trên các trình duyệt khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng. Đừng quên xem thử phiên bản mobile để đảm bảo tính responsive.

 

3. Công việc hằng tháng/ hàng quý:

- Phân tích website: Tham khảo công cụ như Google Analytics để phân tích các yếu tố SEO như :nguồn traffic đến từ đâu? Thời gian người dùng ở lại website? Page nào được xem nhiều nhất? Từ đó đánh giá sự tăng trưởng của website, tối ưu thêm những trang mang về traffic cao nhất. Và cũng như thay đổi những trang kém chất lượng.

-Kiểm tra loading time: Nên kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng. Đặc biệt là khi bạn thêm nhiều file media hay plugin thì website sẽ càng nặng và tải lâu hơn.

- Kiểm tra form: Mỗi tháng bạn nên lướt qua website một lần và điền thử các form để đảm bảo không bị lỗi khi người dùng tương tác.

- Loại bỏ theme hoặc plugin không xài: Ba tháng một lần, bạn lọc ra lượng theme hay plugin không còn cần thiết cho website. Sau đó xử lý bằng cách vô hiệu hóa hay xóa bỏ hoàn toàn.

- Kiểm tra lại backup: Như đã đề cập, bước backup là việc phải làm hàng ngày. Tuy nhiên bạn cũng nên định kỳ xem xét vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng này. Đồng thời dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi sự cố xảy ra.

- Tối ưu cơ sở dữ liệu: Trong quá trình sử dụng, website sẽ ngày càng năng hơn do việc cập nhật, bổ sung nội dung, hình ảnh, lưu trữ cache,… Vì thế, thường xuyên tối ưu dữ liệu bằng cách loại bỏ những yếu tố, tính năng không cần thiết sẽ giúp website hoạt động hiệu quả hơn.

 

4. Công việc hằng năm:

- Cập nhật copyright: Thông tin này trên menu footer nên cập nhật theo năm hiện tại. Nếu không, khách hàng sẽ không tin tưởng mà mạnh dạn liên hệ với bạn.

- Review, đánh giá plugin và theme: xem xét tất cả plugin và đánh giá hiệu suất của chúng. Đồng thời đảm bảo theme đang dùng đáp ứng tiêu chuẩn mới nhất và cập nhật code nếu cần.

 

Hi vọng bài viết này đã phần nào giúp ích cho bạn trong công việc quản trị trang web. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hay cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ ngay với Trí Lực qua hotline: 0938490854 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.