Các yếu tố cần thiết của một Hosting chất lượng

Các yếu tố cần thiết của một Hosting chất lượng

Ngày nay, khi mạng internet ngày càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại thì các dịch vụ liên quan như hosting cũng phát triển mạnh mẽ, là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của một trang website. Vậy bạn đã hiểu như thế nào về Hosting? Cũng như chức năng và vai trò của nó đối với việc vận hành một trang web?

Vậy thì trong bài viết này, công ty Trí Lực chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về dịch vụ Hosting, và để trang web hiệu quả và có khả năng cạnh tranh thì cần phải có một hosting như thế nào là hợp lý nhất!

Web hosting là gì?

 

1. Hosting là gì?

Hosting, mà cụ thể ở đây là Web Hosting, là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến, nó là một không gian được chia nhỏ từ server (máy chủ) giúp bạn lưu trữ và đăng tải dữ liệu, thông tin, hình ảnh, email, xuất bản website lên mạng internet,... Khi bạn đăng ký sử dụng hosting, tức là bạn thuê một chỗ đặt trên server để chứa tất cả các dữ liệu cần thiết cho website của bạn hoạt động ổn định.

Vì website vận hành hoàn toàn trên hosting, nên nếu bạn muốn trang web của mình chứa được nhiều thông tin, dữ liệu, hình ảnh,… thì sẽ phải cần một hosting tương ứng để đảm bảo đáp ứng tốt được các yếu tố:

- Giữ cho website hoạt động liên tục 24/7 không bị gián đoạn.

- Bảo mật dữ liệu, chống các mã độc xâm nhập website.

- Tốc độ tải web nhanh, ổn định.

Ngoài ra trong hosting còn có một khái niệm khác cần phải lưu ý, đó chính là Băng thông.

Có thể hiểu nôm na nếu website của bạn là một ngôi nhà, tên miền là địa chỉ, thì hosting chính là mảnh đất chứa ngôi nhà đó, còn băng thông là con đường để dẫn đến ngôi nhà của bạn. Miếng đất càng lớn, ngôi nhà mới càng to; con đường càng rộng rãi, mọi người mới di chuyển được dễ dàng.

Một hosting và băng thông chất lượng sẽ giúp trang web của bạn sẽ được chứa được nhiều dữ liệu hơn, khách hàng cũng sẽ dễ tiếp cận trang web của bạn hơn, tránh tình trạng “kẹt xe”, đợi chờ.

Bạn có thể tùy ý trang trí trang web của mình với nhiều tính năng, hiệu ứng đẹp mắt, dễ dàng tạo ra một phong cách riêng, định hình thương hiệu, từ đó giúp cho website công ty ngày càng ổn định và phát triển lâu dài.

 

2. Hosting hoạt động như thế nào?

Là một trong 3 thành phần quan trọng nhất của một website, vậy hosting hoạt động theo nguyên lý nào? Người dùng sau khi thuê hosting về sẽ sử dụng ra sao? Ở đây ta sẽ nói đến 2 đối tượng chính và vai trò của họ trong việc sử dụng dịch vụ hosting, cụ thể như sau:

Đối với nhà cung cấp Hosting:

Những nhà cung cấp dịch vụ khi mua server (máy chủ) về sẽ tiến hành cài đặt các dịch vụ cần thiết trên server, sau đó chia chúng thành nhiều không gian lưu trữ nhỏ hơn. Những không gian này được gọi chung là hosting.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà nhà cung cấp sẽ phân chia và cấu hình các gói hosting tương ứng để cung cấp mức dung lượng phù hợp. Khi khách hàng có nhu cầu tăng hoặc giảm gói hosting thì nhà cung cấp cũng sẽ điều chỉnh những thông số này một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Đối với người dùng:

Người dùng sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ hosting sẽ được nhà cung cấp hỗ trợ đăng tải các dữ liệu, website lên hosting. Để truy cập hosting, người dùng cần có một thiết bị kết nối internet và gửi một yêu cầu đến tên miền hoặc địa chỉ IP của hosting, khi đó hosting sẽ trả về các tập tin được yêu cầu tương ứng.

Trong quá trình sử dụng, nếu người dùng muốn tăng hoặc giảm gói hosting thì phải liên hệ với nhà cung cấp để được thực hiện kịp thời.

 

3. Có những loại hosting nào phổ biến nhất hiện nay?

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ web hosting sẽ có nhiều loại hosting khác nhau để đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng. Các loại hosting thông dụng phổ biến nhất hiện nay là:

♦ Shared Hosting

VPS Hosting

Cloud Hosting

♦ Dedicated Server Hosting

Các loại web hosting phổ biến

 

3.1. Shared Hosting là gì?

Shared hosting là loại hosting nhiều người dùng chung, đây cũng là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất và là lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi bạn nghe tới từ “web hosting”, thường là họ nói đến shared hosting. Với shared hosting, bạn sẽ chia sẻ tài nguyên máy chủ (vật lý hoặc VPS) với những khách hàng khác của nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn. Các website sẽ được đặt trên cùng một server để sử dụng chung tài nguyên, bộ xử lý, dung lượng ổ cứng,…

Shared web hosting

Shared Hosting

Ưu điểm:

- Giá thành thấp.

- Server được cấu hình sẵn.

- Thân thiện cho người mới bắt đầu (không cần kiến thức kỹ thuật).

- Hệ thống quản trị web (control panel) dễ sử dụng, thân thiện người dùng.

- Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server.

Nhược điểm:

- Ít quyền kiểm soát đến cấu hình server.

- Truy cập tăng đột biến từ các website khác có thể làm chậm site của bạn.

 

3.2. VPS Hosting là gì?

VPS (Virtual Private Server – máy chủ ảo) Hosting là loại web hosting cũng dùng chung server với người dùng khác, tuy nhiên, điểm khác biệt so với shared hosting là nhà cung cấp hosting của bạn sẽ phân chia phân vùng trên server cho riêng bạn. Có nghĩa là một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ cho bạn mà thôi.

VPS web hosting

VPS Hosting

Ưu điểm:

- Tài nguyên server riêng (mà không phải mua hẳn một server).

- Truy cập lớn từ các website khác không làm ảnh hưởng tới hiệu năng web của bạn.

- Truy cập quyền root lên server.

- Dễ nâng cấp.

- Khả năng tùy biến cao.

Nhược điểm:

- Phụ thuộc vào server vật lý.

- Mắc tiền hơn shared hosting.

- Cần kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản trị server.

 

3.3. Cloud Hosting là gì?

Cloud Hosting là dịch vụ hosting được vận hành trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Thực chất về mặt vật lý, cloud hosting hoạt động tương tự các loại web hosting khác hiện nay, tuy nhiên có 1 điểm khác biệt duy nhất giữa cloud hosting so với các hosting truyền thống là nó chạy trên các máy chủ Cloud Server (hay còn gọi là máy chủ đám mây, là tập hợp gồm nhiều máy chủ khác nhau với cùng một hệ thống lưu trữ). Vậy nên cloud hosting đang là giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường, vì dường như nó hoàn toàn không có downtime (thời gian tạm dừng hoạt động khi bảo trì, sửa chữa).

Cloud web hosting

Cloud Hosting

Với cloud hosting, dữ liệu và tài nguyên trang web sẽ được phân phối đồng bộ trên các server. Khi một server bị quá tải hoặc gặp sự cố thì ngay lập tức các server khác sẽ hoạt động thay thế để đảm bảo an toàn và xuyên suốt cho dữ liệu của người dùng.

Ưu điểm:

- Gần như không có downtime.

- Khi một server gặp sự cố cũng không ảnh hưởng tới website của bạn.

- Tài nguyên được phân phối tùy theo nhu cầu sử dụng.

- Linh hoạt hơn VPS về khả năng mở rộng.

- Hỗ trợ tự động cập nhật, sao lưu và backup dữ liệu 24/7.

Nhược điểm:

- Chi phí mắc hơn các hosting thông thường.

- Phụ thuộc vào mạng internet.

 

3.4. Dedicated Server là gì

Dedicated Server (hay Dedicated Hosting) là một máy chủ vật lý của riêng bạn, toàn bộ tài nguyên trên máy chủ đó là dành riêng cho bạn. Vì vậy, dedicated server cho bạn toàn bộ quyền quyết định lên server, hoàn toàn linh hoạt sử dụng. Bạn có thể cấu hình server tùy thích, lựa chọn hệ điều hành và phần mềm hỗ trợ, cài đặt một môi trường hosting phục vụ riêng cho nhu cầu của bạn.

Dedicated server

Dedicated Server

Ưu điểm:

- Toàn quyền kiểm soát cấu hình server, tùy chỉnh theo ý muốn.

- Ổn định, đáng tin cậy (bạn không phải chia sẽ bất kỳ tài nguyên nào với ai).

- Có quyền truy cập root.

- Tính bảo mật cao nhất.

Nhược điểm:

- Giá thành cao hơn nhiều so với các loại hosting thông thường.

- Cần kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý server.

 

4. Những thông số cơ bản của dịch vụ hosting bạn cần lưu ý:

Disk Space (Dung lượng):

Dung lượng là một trong những thông số hosting cơ bản quan trọng nhất, nó thể hiện khả năng lưu trữ dữ liệu của host được bao nhiêu (tương tự như khả năng chứa của USB hay ổ cứng thông thường).

Bạn có thể ước lượng được dung lượng hosting cần thiết cho wesbite của mình dựa vào:

- Dung lượng website sau khi thiết kế xong.

- Dung lượng trung bình của một bài viết mới sẽ đăng lên website.

- Dung lượng trung bình của một file đính kèm, hình ảnh, video,…

- Email hosting: số lượng email tối đa và dung lượng tối đa cho một email.

- Nhu cầu backup (sao lưu) dữ liệu.

- Nhu cầu mở rộng lưu trữ.

Bạn nên chọn những gói hosting có dung lượng ít nhất là gấp đôi với dung lượng bạn ước lượng. Bởi vì trong quá trình website hoạt động có thể phát sinh ra các file log, backup database,… làm trang web bạn nặng hơn dự kiến rất nhiều.

Bandwidth (Băng thông):

Băng thông là một từ chỉ tổng lưu lượng truy cập và của hosting trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 01 tháng). Nếu website của bạn vượt băng thông cho phép thì khi truy cập vào sẽ bị báo lỗi như hình sau:

Lỗi tràn băng thông - Bandwidth limit exceed

Lỗi tràn băng thông

Vì vậy băng thông chính là một thông số quan trọng bạn cần phải tính toán kỹ trước khi mua hosting.

Sau đây là cách để bạn ước lượng được băng thông mà website bạn cần:

Băng thông website = Kích thước tải trung bình của trang x Số lượng người truy cập trung bình mỗi tháng x Lượt truy cập trang trung bình của mỗi người

Ví dụ:

- Mỗi lượt truy cập của khách tốn 3 MB (xem thông tin, hình ảnh sản phẩm, tiến hành thanh toán,…).

- Trung bình mỗi ngày có 1000 lượt truy cập, mỗi lượt truy cập khoảng 5 trang.

- Vậy thì bạn cần băng thông tối thiểu 450 GB/ tháng để duy trì website. Cụ thể như sau:

   + 01 ngày = 1000 x 5 x 3 = 15000 MB = 15 GB

   + 01 tháng (30 ngày) = 15 x 30 = 450 GB

Tóm lại, bạn cần tính toán chính xác thông số băng thông khi lựa chọn hosing. Nếu băng thông không đáp ứng được lượng truy cập thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng, cũng như doanh thu của công ty.

Addon Domain:

Addon Domain là một công cụ giúp bạn có thể chạy nhiều website trên cùng hosting. Addon Domain khác với Parked Domain trong việc sử dụng tài nguyên, cùng host nhưng khác source website. Có nghĩa là bạn cần phải thiết kế website chuyên nghiệp, địa chỉ email cho mỗi tên miền khác nhau. Vậy lợi ích của addon domain là gì? – Tiết kiệm chi phí cho những tài khoản lưu trữ web.

Sub Domain:

Sub Domain hay còn gọi là tên miền phụ. Ví dụ website chính là google.com, thì sẽ có những tên miền con như: play.google.com; maps.google.com; support.google.com;…

Gần như tất cả các nhà cung cấp host sẽ không giới hạn lượng sub domain. Bạn có thể tạo tùy thích, phù hợp với chiến lược phát triển website của bạn.

Tài khoản Email hosting:

Thông thường thì email theo host không được đánh giá cao do có dung lượng thấp, không đồng bộ, khả năng thư vào mục spam cao.

Tài khoản cổng FTP:

Cổng FTP là một “con đường” khác giúp bạn tải video, hình ảnh, văn bản,… lên host. Cổng FTP thường được hỗ trợ trong trang quảng trị Admin.

MySQL:

MySQL là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. MySQL được sử dụng rộng rãi và phổ biến kể cả đối với những website lớn như Google, Facebook, Microsoft,…

 

5. Để website chạy hiệu quả, hosting cần phải như thế nào để hợp lý nhất?

5.1. Các yêu cầu cơ bản đối với một hosting chất lượng:

Như chúng ta đã biết ở trên, hosting là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự hiệu quả của một website. Vì vậy để trang web của bạn hoạt động ổn định và có khả năng cạnh tranh, hosting phải đảm bảo những yếu tố sau:

- Tốc độ xử lý nhanh: Máy chủ phải có cấu hình mạnh mẽ, đủ lớn để đảm bảo xử lý thông tin xuyên suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị tắc nghẽn dữ liệu.

- Dung lượng và băng thông đủ lớn: Hosting phải có dung lượng và băng thông đủ lớn để có thể lưu trữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh được tải lên trang web, đồng thời giúp người dùng vẫn có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm thông tin cho dù có nhiều người truy cập cùng một lúc.

- Hoạt động ổn định, ít phát sinh lỗi: Hệ thống máy chủ phải được người quản trị hệ thống chăm sóc, bảo trì thường xuyên, cẩn thận để hạn chế tối đa các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như bảo mật.

- Hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP (File Transfer Protocol): Hosting cần hỗ trợ khả năng truy cập máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin trang web.

- Hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu phù hợp để thực thi các chức năng như gửi mail, quản lý sản phẩm, upload thông tin, dữ liệu lên trang web,…

- Giao diện quản lý (control panel) thân thiện với người dùng để có thể dễ dàng quản trị website, các tài khoản FTP, email,...

- Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.

Trong quá trình sử dụng, ta hoàn toàn có thể kiểm chứng được những yêu cầu trên. Theo đó, một đơn vị cung cấp hosting phù hợp sẽ giúp website có thể hoạt động trơn tru, ít xảy ra lỗi nhất. Ngoài ra, dựa vào lượng dữ liệu muốn lưu trữ cũng như lượng người truy cập vào website mà bạn có thể cân nhắc chọn một gói hosting phù hợp nhất cho trang web của mình.

 

5.2. Kinh nghiệm chọn hosting phù hợp cho website:

Chọn một thương hiệu cung cấp hosting uy tín lâu năm:

Để có thể tồn tại lâu năm với lượng khách hàng lớn thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hosting luôn cần đảm bảo chất lượng dịch vụ ít nhất là từ mức ổn trở lên. Giá thành của những đơn vị này có thể cao hơn so với các đơn vị nhỏ khác nhưng bù lại độ ổn định trong chất lượng hosting sẽ được đảm bảo hơn.

Ngoài ra, việc hợp tác với các thương hiệu uy tín có đầy đủ thông tin, hợp đồng ngay từ ban đầu cũng sẽ hạn chế tối đa tình trạng bị lừa, mất tiền oan.

Đơn vị cung cấp hosting có dịch vụ khách hàng tốt:

Một đơn vị cung cấp dịch vụ hosting chuyên nghiệp sẽ có một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, biểu hiện cụ thể của điều này là việc họ sẽ thường xuyên có mặt và trả lời những câu hỏi mà bạn cần trong thời gian ngắn.

Bạn có thể thấy trong các bài quảng cáo dịch vụ, hầu hết các website đều sẽ nói rằng họ hỗ trợ khách hàng 24/7 trong suốt 365 ngày một năm, tuy nhiên không có mấy đơn vị có thể thực sự đáp ứng được vấn đề này. Bạn có thể kiểm tra nhà cung cấp hosting có dịch vụ khách hàng tốt thông qua một số yếu tố như:

- Có thông tin liên hệ và số điện thoại (di động càng tốt) trên website để dễ dàng liên lạc mọi lúc mọi nơi.

- Có chức năng nhắn tin trên trang web hoặc liên kết với fanpage, và thời gian phản hồi phải chậm nhất trong vòng 1 ngày.

- Có bộ phận bỗ trợ, nhân viên tư vấn nhiệt tình.

- Có cụ thể, chi tiết thông số băng thông và dung lượng từng gói hosting.

- Khắc phục sự cố nhanh chóng, hỗ trợ back up dữ liệu thường xuyên.

Lựa chọn gói hosting phù hợp:

Sau khi đã chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ hosting ưng ý, điều ta cần làm tiếp theo là xác định lượng băng thông và dung lượng website cần sử dụng.

Thông thường những chỉ số này cần bạn tự mình dự đoán, nếu đã có kinh nghiệm phát triển một website thì điều này khá đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì để dự đoán sát với thực tế nhất, bạn nên tham khảo thêm các trang web cùng lĩnh vực hoặc yêu cầu hỗ trợ từ nhân viên tư vấn.

 

6. Ưu điểm của dịch vụ hosting tại Trí Lực:

Quý khách hàng sẽ luôn được đảm bảo về chất lượng khi sử dụng dịch vụ hosting của chúng tôi. Dưới đây là những lợi thế mà chúng tôi luôn tự hào:

♦ Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ với cấu hình máy chủ cao cấp.

♦ Tốc độ truy xuất và xử lý dữ liệu nhanh chóng.

♦ Nhiều gói hosting khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng.

♦ Giao diện control panel chuyên nghiệp, dễ dàng quản lý, sử dụng.

♦ Hệ thống tường lửa giúp đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

♦ Bộ phận chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo, sẵn sàng tiếp nhận tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/7.

♦ Dịch vụ hậu mãi tốt, hỗ trợ back up dữ liệu thường xuyên, chế độ bảo hành, bảo trì chuyên nghiệp, lâu dài.

 

Quý khách tham khảo bảng giá dịch vụ hosting của Trí Lực tại đây: BẢNG GIÁ DỊCH VỤ HOSTING

Nếu bạn còn thắc mắc nào cần giải đáp hay muốn tìm hiểu thêm thông tin liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline0903 754 989 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất!