Các bước xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Nhu cầu về sản phẩm của bạn phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn và sự xa xỉ của khách hàng. Những yếu tố này là khác nhau đối với từng phân khúc khách hàng. Để thu về lợi nhuận, doanh nghiệp cần phân khúc những khách hàng này theo nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi người dùng, gọi chung là thị trường mục tiêu và hướng tất cả hoặc hầu hết các nỗ lực tiếp thị của bạn đến phân khúc có lợi nhất. Đây là một cách hiệu quả và hợp lý hơn nhiều để tiếp cận khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây cùng Trí Lực nhé!
1. Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu (Target Market trong tiếng Anh) là một nhóm đối tượng khách hàng được doanh nghiệp xác định hướng đến để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của mình. Thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp định hướng và thiết lập chiến lược marketing hiệu quả, phù hợp hơn.
Thị trường mục tiêu là gì?
Mỗi một thị trường mục tiêu được phân khúc dựa trên các đặc điểm khách hàng để phân chia thành các đối tượng khác nhau với các chiến lược phù hợp. Đây là nơi giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng tốt nhất về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Phương hướng triển khai kế hoạch của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn với thị trường mục tiêu.
2. Lý do cần phải xác định thị trường mục tiêu?
Việc xác lập thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược marketing tốt hơn và tiết kiệm nhiều thời gian phân tích chiến lược. Khi doanh nghiệp không xác định rõ ràng mục tiêu đề ra thì rất dễ lệch hướng và đem lại nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Lý do cần xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu đóng góp trong việc giúp cải thiện và cơ cấu sản phẩm phù hợp với các sở thích chung của nhóm đối tượng khách hàng. Từ nhu cầu về chất lượng sản phẩm, bao gói, giá cả,… kênh bán hàng và phương thức phân phối sản phẩm.
Ví dụ một doanh nghiệp may mặc đang hướng đến thị trường thời trang nữ thì kiểu dáng và mẫu mã phù hợp với nữ. Từ phong cách đến màu sắc cần được nghiên cứu theo độ tuổi, giới tính để tạo ra hiệu quả cao nhất cho việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.
Tìm ra kênh phân phối sản phẩm như bán hàng trực tuyến qua các hệ thống sàn thương mại điện tử, quảng cáo trên tivi qua mạng. Tất cả các dữ liệu thu thập được từ thị trường mục tiêu đều là cơ sở để doanh nghiệp xác định phương hướng chiến lược và hoàn thiện sản phẩm.
Cùng với các định hướng cho sản phẩm doanh nghiệp sẽ dần cải thiện và phát triển sản phẩm hơn nữa thỏa mãn nhu cầu người dùng. Doanh nghiệp sẽ dựa trên thị trường mục tiêu để lập ra kế hoạch sản xuất, giá cả và khả năng tiêu thụ trên thị trường. Các yếu tố này góp phần hoàn thiện sản phẩm thu hút nhiều khách hàng hơn.
Từ đó mở rộng thị trường và dẫn đến sự gia tăng về doanh số bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp. Dần dần thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được mở rộng tại thị trường trong và ngoài nước.
Bạn có thể tưởng tượng một doanh nghiệp bất kỳ nào đó không xác định rõ ràng thị trường mục tiêu cho mình xác suất thất bại là rất cao. Vì sản phẩm được sản xuất ra không có định hướng nhất định, thiết kế đại trà không có điểm nổi bật, đặc sắc. Không có cách phân phối sản phẩm hợp lý ra thị trường.
3. Các bước xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Ta thấy thị trường mục tiêu rất quan trọng với doanh nghiệp và là bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần xác định. Vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định rõ ràng thị trường mục tiêu và để xác định được thị trường mục tiêu ta thực hiện 5 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch cho thị trường mục tiêu
Để xác định chính xác thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp bạn cần thực hiện thu thập các số liệu thống kê, quan sát các thị trường tiềm năng. Sau đó tạo danh sách tên các sản phẩm và dịch vụ mà thị trường mục tiêu đó cung cấp được.
Lên kế hoạch xác định thị trường mục tiêu
Chẳng hạn nhà lập trình web sẽ nhắm đến các đối tượng muốn tạo lập và phát triển trang web công ty, cá nhân. Cơ sở sản xuất đồ gia dụng sẽ hướng đến các đối tượng là những bà nội trợ, đầu bếp và các nhà hàng. Những thị trường mục tiêu là thị trường mà đem đến nhiều nguồn lợi ích đến cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải có khả năng tiếp cận được.
Mở ra các cuộc khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về các nhu cầu của người dùng về sản phẩm và dịch vụ bằng cách nghiên cứu định tính hay nghiên cứu định lượng. Phỏng vấn, nghiên cứu đối tượng theo nhóm một cách khách quan, lấy ý kiến đóng góp và tổng hợp lại thành bản báo cáo.
Doanh nghiệp muốn xác định chính xác hơn thì nên mở ra các cuộc khảo sát nghiên cứu định lượng cho sản phẩm. Vì sau đó ta sẽ có số liệu cụ thể và chi tiết để thiết lập bảng biểu đánh giá các chỉ tiêu. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu nào còn tùy thuộc vào quy mô dự án và hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 2: Thực hiện phân đoạn thị trường
Ta thực hiện phân chia thị trường thành các đoạn khác nhau, nhóm các đối tượng có chung đặc điểm vào một nhóm. Đó là những đặc điểm chính và nổi bật thuận tiện cho việc đưa ra các chỉ dẫn tiếp theo như độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, sở thích,…
Phân đoạn thị trường mục tiêu
Phân khúc theo đặc tính khách hàng
Phân theo giới tính, độ tuổi, công việc hiện tại và mức thu nhập bình quân, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa giáo dục. Theo các đặc tính khách hàng như vậy doanh nghiệp sẽ điều tiết sản phẩm và dịch vụ phù hợp dựa trên các cách quảng cáo, tiếp cận khách hàng khác nhau.
Phân khúc theo vị trí địa lý
Dân cư ở các khu vực khác nhau thì sẽ có các nhu cầu khác nhau nên doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng để có các chiến lược cụ thể. Phân khúc thị trường ở vùng đồng bằng, miền núi, khu vực thành thị hay nông thôn, các quốc gia khác nhau,…
Phân khúc theo địa vị xã hội
Dựa vào đặc điểm của các tầng lớp xã hội khác nhau mà doanh nghiệp sẽ thực hiện phân phối lượng sản phẩm ra thị trường với các mức độ khác nhau. Hoặc phân khúc theo sở thích của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được các loại hình thức bán hàng phù hợp hơn.
Phân khúc theo hành vi
Theo dõi và đánh giá các hành vi mua hàng của khách hàng để biết được đâu là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm. Đi giải quyết các vấn đề có liên quan đến hành vi tiêu dùng để đưa ra được mục tiêu chính xác và các chiến lược marketing hiệu quả.
Bước 3: Xác định khách hàng hướng đến
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hệ thống internet mà khả năng tiếp cận khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thông tin khách hàng thu thập được mà có thể thực hiện các cuộc khảo sát và đánh giá khả năng thực hiện được.
Bước 4: Xây dựng chiến lược thị trường
Doanh nghiệp có thể thực hiện đa phân khúc cho một phân đoạn của thị trường mục tiêu. Thực hiện các cách quảng cáo và tiếp thị khác nhau cho cùng một sản phẩm tại mỗi phân khúc. Từ đó doanh nghiệp đánh giá được đâu là hình thức quảng cáo và tiếp thị phù hợp nhất với phân đoạn thị trường đó.
Hay cơ chế thị trường tập trung đề cập đến mọi hoạt động marketing cho sản phẩm trên thị trường mục tiêu đó. Sử dụng một phương thức quảng cáo và một kênh phân phối để thực hiện bán sản phẩm.
Xây dựng chiến lược thị trường
Thực hiện chuyên môn hóa sản phẩm để thu hút các đối tượng khách hàng từ những phân khúc khác nhau. Tập trung thực hiện tốt sản phẩm đang hiện hành về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, công nghệ sản xuất và cách thức phân phối.
Bước 5: Thực hiện thử nghiệm quảng cáo
Việc chạy quảng cáo đem lại nhiều lợi ích đến cho doanh nghiệp như tăng khả năng phổ biến sản phẩm đến các đối tượng khách hàng khác nhau, giúp tăng doanh thu nhanh chóng và có nhiều dữ liệu để phân tích cho các chiến dịch tiếp theo. Có thể đưa ra các hình thức quảng cáo khác nhau cho cùng một sản phẩm để so sánh và đánh giá đưa ra kết luận chính xác.
Kết luận
Như vậy nếu một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt chiến lược Marketing thì cần phải xây dựng thị trường mục tiêu tốt. Khi đó chiến lược được triển khai trơn tru hơn và đem lại nhiều nguồn lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Để biết thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ với Thiết kế web Trí Lực qua số Hotline: 0903 754 989. Trí Lực rất hân hạnh được tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng.